Ngày đẹp trời khi A/E truy cập website của mình load 1 lúc lâu có thể hiển thị lên dòng thông báo “Error Too Many Redirects” và khiến website không thể hoạt động được?
Bạn đang không hiểu được tại sao website mình dính mìn, hãy đọc bài viết này giúp bạn tìm lỗi và cách khắc phục
Nguyên nhân dính lỗi “error too many redirects”
Thông thường lỗi này đến từ việc thiết lập chuyển hướng chưa chính xác trên site.
Lỗi xảy ra trong quá trình update Theme / Plugin
Lỗi xảy ra khi chuyển website, thiếu file .htaccess
Thiếu dung lượng bộ nhớ ……….vvv

Tuy nhiên lỗi này khá khó chịu vì không có thông báo cụ thể nguyên nhân đến từ đâu.
Khiến vòng lặp chuyển hướng này xảy ra liên tục không dừng lại
Hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau để kiểm kiểm tra lỗi ở đâu.
1. Xóa bộ nhớ trình duyệt và cookie
Đầu tiên bạn hãy thử truy cập website trên các trình duyệt khác nhau hoặc ẩn danh.
Nếu vẫn có thể truy cập trên các browser khác lỗi có thể đến từ browser cache.
Đơn giản bạn chỉ cần clear bộ nhớ đệm và cookie của trình duyệt đang sử dụng là được.

Nếu dùng Chrome bạn chỉ cần vào phần “quyền riêng tư và bảo mật” -> xóa dữ liệu.
2. Hủy kích hoạt tất cả plugin
Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến vòng lặp lỗi chuyển hướng quá nhiều là do xung đôt giữa các plugin.
Có một hoặc nhiều plugin đang cài đặt chuyển hướng xung đột với thiết lập mặc đinh của WordPress.
Để khắc phục vấn đề này đầu tiên bạn hãy hủy kích hoạt tất cả plugin đang sử dụng.
Chọn Plugin » Installed Plugins tích chọn toàn bộ các plugin đang sử dụng chọn Deactivate » Apply.

Tuy nhiên nếu bạn sẽ không thể truy cập được vào khu quản trị của mình.
Hãy truy cập vào hosting bằng FTP Client hoặc File Manager (nếu hosting có cpanel hoặc directadmin)
Ví dụ ở đây mình sẽ kết nối đến server bằng FTP sau đó vào thư mục /wp-content/plugins.

Đổi tên thư mục plugins thành plugins.deactivate (chuột phải chọn rename hoặc F2)

Về cơ bản WordPress nó sẽ load toàn bộ các plugin trong folder “plugins”.
Vì vậy nếu nó không tìm được folder này sẽ tự động deactivate toàn bộ các plugin đang hoạt động trong database.
Giờ thì quay lại website nếu bạn có thể đăng nhập vào bình thường, thì lỗi có thể do xung đột plugin.
Hãy kích hoạt lại từng plugin một cho đến khi gặp lỗi để biết chính xác do plugin nào gây ra.
Sau khi tìm được nguyên nhân do plugin nào gây ra hãy thử tìm trợ giúp ở các cộng đồng hoặc diễn đàn.
Đôi khi lỗi xảy ra cũng có thể do bạn thiết lập chưa đúng, kiểm tra kỹ lại nhé.
3. Thiết lập lại WordPress Url setting
Nguyên nhân khác là do cài đặt sai trong phần WordPress URL settings.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách đi đến Settings » General.

Mặc định thì hai địa chỉ này sẽ đều giống nhau, nhưng nếu trong trường hợp khác nhau ví dụ một cái là www một cái thì lại ko có.
Để fix lỗi này nếu bạn không thể truy cập được vào dashboard cũng tương tự như trên.
Sử dụng FTP client để truy cập đến thư mục /wp-content/themes/ten-theme/
Bây giờ hãy tìm file functions.php chuột phải và chọn Edit (hãy tạo một bản copy trước khi edit nhé)

Thêm đoạn code sau (bạn có thể add ở dưới cùng)
1 2 |
update_option( 'siteurl', 'https://example.com' ); update_option( 'home', 'https://example.com' ); |
Nhớ thay đổi example.com thành tên miền của nhé, sau đó save lại.
4. Reset lại file .htaccess
File .htaccess là một file khá đặc biệt và quan trọng được sử dụng để quản lý chuyển hướng và các thiết lập khác.
Khá nhiều plugin wordpress sử dụng file này để tạo redirect, đôi khi đẫn đến lỗi trên.
Và đôi khi việc hủy kích hoạt plugin cũng không xóa hết các thay đổi trên file đó.
Tiếp tục truy cập vào file .htaccess bằng FTP hoặc File manager nhé.

Nếu bạn không thể tìm thấy file .htaccess thì có thể bạn đang không sử dụng webserver Apache
Đừng quên tạo một bản copy của file .htaccess trước khi chính sửa gì nhé.
Sau đó xóa file đó và quay trở lại website có hoạt động được không, nếu vào được thì nó đang là nguyên nhân.
Giờ thì quay lại phàn settings » permalinks bấm save changes nhé.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách bảo mật WordPress bằng file .htaccess
5. Tăng bộ nhớ PHP trong WordPress
Việc thiếu dung lượng bộ nhớ của host cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên….
Cách 1: tăng giới hạn bộ nhớ qua PHP.ini
Cách đầu tiên và tương đối được nhiều bạn sử dụng cho dù có dùng WordPress hay không đó là cấu hình lại bộ nhớ cho phép của Apache từ php.ini. Đa số người dùng shared host sẽ thể thao tác với file php.ini này nhưng một số trường hợp hệ thống cho phép bạn tạo và sử dụng một file php.ini dùng riêng trong ngay chính thư mục host của mình.
Dù gì đi chăng nữa, để tăng bộ nhớ lên 256Mb bạn có thể bổ sung (hoặc chỉnh sửa) dùng lệnh sau trong file php.ini
1 |
memory_limit = 256M |
Cách 2: thay đổi qua file wp-config.php
Nếu cách 1 ở trên không được do bạn không được phép làm việc trực tiếp với php.ini, bạn có thể cấu hình việc tăng dung lượng bộ nhớ lên bằng phương pháp cấu hình trực tiếp trong wp-config.php luôn.
Chúng ta chỉ cần bổ sung thêm đoạn mã này vào wp-config.php:
1 |
define('WP_MEMORY_LIMIT', '256M'); |
Cách 3: Sử dụng.htaccess
File .htaccess được sử dụng khá nhiều trong quá trình cấu hình website, nó làm được rất nhiều việc (bạn chịu khó tìm thêm trong blog của tôi nhé) và trong số đó là việc giúp bạn thay đổi một số cấu hình php mặc định cho host của bạn.
Chúng ta sử dụng đoạn mã sau để thay đổi bộ nhớ mặc định:
1 |
php_value memory_limit 256M |
Lời kết
Bài viết này hy vọng giúp ích được cho bạn fix được lỗi “Error Too Many Redirects” trên WordPress