WP Rocket là một trong các plugin hàng đầu dành cho WordPress, được thiết kế để tạo bộ nhớ cache hiệu quả. Plugin này đi kèm với nhiều tính năng hữu ích giúp bạn tối ưu hóa tốc độ tải trang web của mình trên nền tảng WordPress. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cấu hình WP Rocket một cách chi tiết nhất.
WP Rocket là gì?
WP Rocket là một trong những plugin trả phí hàng đầu cho WordPress, với khả năng hỗ trợ tối ưu tốc độ website một cách xuất sắc.
Điểm mạnh nổi bật của WP Rocket không chỉ là sự dễ dàng trong việc cấu hình, mà còn ở tính khả năng tạo cache mạnh mẽ của nó. Đây là điểm mà người dùng đánh giá rất cao. WP Rocket tự động lưu trữ nội dung vào bộ nhớ cache của trình duyệt sau mỗi lần người dùng truy cập trang web. Điều này giúp tăng tốc độ truy cập cho các lần truy cập sau.
Dưới đây là bảng so sánh tính năng giữa WP Rocket và các plugin tăng tốc cache khác:
Ngoài ra, WP Rocket còn rất nhiều các tính năng tuyệt vời khác cần thiết cho trang web của bạn.
Tóm lại, WP Rocket là một plugin premium mạnh mẽ có khả năng tăng tốc thời gian tải cho website mà bạn không nên bỏ qua.
>>> Để tải plugin WP Rocket ae có thể tin inbox trực tiếp với mình (mình chia sẻ miễn phí) – lười up hehehe ^^
Cấu hình tối ưu WP Rocket
Để tránh xảy ra xung đột giữa các plugin, trước khi cài đặt một plugin mới, bạn nên tắt và gỡ bỏ các plugin có tính năng tạo cache, lazyload hoặc các tính năng tương tự mà bạn đã cài đặt trước đó.
Để tuỳ biến các tính năng của plugin, bạn cần vào Settings -> WP Rocket.
1. WP Rocket Dashboard
Đây là nơi thể hiện thông tin về gói bản quyền sử dụng và khi nào hết hạn, khi bấm vào view my account sẽ được chuyển đến trang tài khoản của bạn trên WP Rocket.
Tính năng:
- Clear all cached files: Xóa tất cả các tệp cache. Chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện điều này sau khi đã hoàn thành việc cài đặt và cấu hình cho trang web của bạn.
- Initiate cache preloading: Bắt đầu quá trình tạo cache cho trang chủ và tất cả các liên kết kết nối với trang chủ.
- Purge OPCache content: Xóa nội dung của OPCache để đảm bảo tránh sự cố xảy ra trên trang web của bạn khi bạn thực hiện cập nhật WP Rocket.
2. Cài đặt WP Rocket Cache
- Activate mobile device caching: Hãy bật tính năng này để làm cho trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các thiết bị di động.
- Segregate cache files for mobile devices: Nếu giao diện (theme) của bạn không có tính năng phản hồi (responsive) hoặc không có phiên bản riêng dành cho thiết bị di động, bạn nên chọn tùy chọn “Bật”.
- Enable Caching for Logged-in WordPress Users: Tùy chọn này phù hợp cho các trang web có nhiều thành viên đăng nhập. Mỗi thành viên sẽ có một bộ cache riêng, tuy nhiên, điều này có thể tiêu tốn nhiều tài nguyên. Trong trường hợp không cần thiết, bạn có thể không bật tính năng này.
- Set Cache Clearing Interval for Global Cache: Nếu hosting của bạn có hạn chế về tài nguyên, bạn có thể tăng khoảng thời gian giữa các lần xóa cache lên. Nếu không, tùy chọn mặc định là lựa chọn tốt nhất.
3. Cấu hình File Optimization tối ưu hoá các tệp tin
Trong File Optimization, bạn có thể tuỳ chỉnh cho các file CSS và JavaScript:
- Compress CSS files: Nén các tệp CSS. Nếu bạn gặp sự cố sau khi bật tính năng này, bạn có thể dễ dàng vô hiệu hóa nó để trang web hoạt động trở lại bình thường.
- Merge CSS files: Gộp các tệp CSS thành một tệp duy nhất. Để bật tính năng này, bạn cần đã kích hoạt “Nén file CSS” trước đó. Tuy nhiên, không khuyến khích sử dụng tính năng này nếu trang web của bạn hỗ trợ HTTP/2.
- Optimize CSS delivery: Tối ưu hóa việc phân phối các tệp CSS, giúp bạn khắc phục các lỗi liên quan đến CSS mà có thể gây hiển thị không đúng trên Google PageSpeed Insights.
- Compress JavaScript files: Nén các tệp JavaScript.
- Merge JavaScript files: Gộp các tệp JavaScript thành một tệp duy nhất. Để bật tính năng này, bạn cần đã kích hoạt “Nén file JavaScript” trước đó. Tuy nhiên, không khuyến khích sử dụng tính năng này nếu trang web của bạn hỗ trợ HTTP/2.
- Exclude JavaScript Files: Loại bỏ các tệp JavaScript mà bạn không muốn nén hoặc gộp, giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hiển thị và tính năng trang web.
- Load JavaScript deferred: Tối ưu hóa việc tải các tệp JavaScript, giúp bạn khắc phục các lỗi JavaScript có thể chặn việc hiển thị nội dung trên Google PageSpeed Insights.
- Delay JavaScript execution: Tạm hoãn thực thi các lệnh JavaScript cho đến khi người dùng tương tác, nhằm cải thiện tốc độ trang web.
4. Tối ưu hoá cho thư viện – Media
- Activate Lazyload for images: Bật tính năng Lazyload cho hình ảnh trên trang web của bạn. Đơn giản, hình ảnh chỉ được tải khi người dùng cuộn đến phần đó trên trang.
- Activate Lazyload for iframes and videos: Bật tính năng Lazyload cho các iframe và video.
- Deactivate Emoji: Tắt biểu tượng cảm xúc trong WordPress.
- Deactivate WordPress embeds: Nên vô hiệu hóa Embed Script để ngăn người khác nhúng nội dung của bạn vào trang web của họ và đồng thời ngăn bạn nhúng nội dung của người khác vào trang web của bạn.
- Activate WebP image caching: Kích hoạt việc lưu trữ cache cho hình ảnh WebP.
Trong trường hợp này, nên lưu lại và kiểm tra trước. Nếu có vấn đề gì không phù hợp với trang web của bạn, bạn có thể tắt tùy chọn ngay lập tức.
5. Cấu hình Preload
- Preload: hiểu đơn giản là làm mới lại mỗi khi cache bị xoá hay cache bị hết hạn.
- Activate Preloading: nên bật chế độ này. Tùy chọn này sẽ giúp cho trang web của bạn tải nhanh hơn cho người truy cập lần đầu, hỗ trợ cải thiện tốc độ index của Google nữa. Tuy nhiên, máy chủ sẽ bị ép hoạt động mạnh liên tục, người dùng sử dụng hosting yếu hoặc share hosting nên cân nhắc. Nếu muốn bật chế độ này, bạn cần chọn hosting phù hợp.
- Activate sitemap-based cache preloading: bật chế độ preload cho toàn bộ trang web, bao gồm cả trang chủ và các trang con.
- Preload Links: cải thiện tốc độ tải link bằng cách load trước link người dùng rê chuột qua.
- Prefetch DNS Requests: chèn tên miền của bên thứ 3 vào để tăng tốc độ tải trang. Nghĩa là sử dụng các tập tin bên ngoài host có thể tải nhanh hơn, đặc biệt là khi sử dụng mạng di động (3G, 4G, 5G).
6. Phát triển các quy tắc nâng cao – Advanced Rules
Đây là phần cấu hình chủ yếu dành cho các trang web thương mại điện tử:
- Never Cache URL(s): dán những link bạn không muốn tạo cache vào.
- Never Cache Cookies: tương tự như trên nhưng sử dụng cookies.
- Never cache user agents: cấm các user agent (có thể là Googlebots hoặc bots của trình duyệt truy cập vào cache).
- Always purge URL(s): xóa bỏ cache của các link đó khi bạn cập nhật bài viết hoặc trang.
- Cache query strings: sử dụng chủ yếu để cache các link tìm kiếm cho trang thương mại điện tử.
Tốt nhất, bạn vẫn nên thử và điều chỉnh lại trang web khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong quá trình điều chỉnh.
7. Tối ưu hoá Database
Trước khi bạn muốn thực hiện thao tác gì trong các chức năng này, bạn nên backup dữ liệu trước khi thực hiện.
- Post Cleanup: xoá các bài viết đang trong chế độ sửa đổi, lưu nháp tự động hoặc trong thùng rác.
- Comments Cleanup: xoá các comment bị đánh dấu là spam hoặc đã bị bỏ vào thùng rác.
- Transients Cleanup: dọn các thông tin tạm thời không còn hữu dụng nữa.
Lưu dữ liệu trước khi thực hiện hành động gì với cơ sở dữ liệu (database) của bạn
- Database Cleanup: dọn dẹp các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu liên quan đến các plugin đã bị xoá.
- Automatic Cleanup: lên lịch tự động dọn dẹp.
8. CDN – Mạng phân phối nội dung
CDN – Content Delivery Network – (tạm dịch là “mạng giao dịch nội dung”) là một hệ thống toàn cầu rộng lớn gồm nhiều máy chủ (các PoP) chứa những bản sao nội dung của website. Khi người dùng truy cập vào trang web, hệ thống sẽ xác định vị trí của người dùng và gửi bản sao dữ liệu tại máy chủ gần với người dùng nhất.
Đây là một tính năng trả phí (7.99$/tháng) giúp tăng tốc trang web của bạn trên nhiều khu vực khác nhau. Bạn cân nhắc sử dụng tính năng này cho website vì tính năng này có mức độ phát triển và độ bao phủ khá lớn.
9. Heartbeat – Cấu hình cho WordPress Heartbeat API
WordPress Heartbeat API cung cấp một kết nối để đồng bộ giữa hai đầu máy chủ và trình duyệt trong thời gian thực.
- Control Heartbeat: Việc tắt hoặc giảm các hoạt động của Heartbeat API sẽ giúp cho máy chủ tiết kiệm được một số tài nguyên.
- Behavior in backend: Giao diện quản trị.
- Behavior in post editor: Công cụ soạn thảo.
- Behavior in frontend: Giao diện cho người dùng.
Các chế độ bao gồm:
- Reduce activity: Giảm hoạt động (được khuyên dùng).
- Do not limit: Không giới hạn.
- Disable: Vô hiệu hoá (Hạn chế tối đa việc này, vì có khả năng gây ảnh hướng đến các plugin hoặc theme đang sử dụng).
10. Tools – công cụ nhập xuất
- Export settings: xuất những thao tác cấu hình trên WP Rocket hiện tại.
- Import settings: nhập các cấu hình đã được xuất cho WP Rocket từ bất cứ nguồn nào.
- Rollback: đây là một chức năng thú vị. Khi bạn cập nhật lên phiên bản mới nhất và bị lỗi, chỉ cần gửi thông tin yêu cầu, bạn sẽ được trở lại với phiên bản cũ tương thích với website của bạn hơn.
Điều cuối cùng, cũng là quan trọng nhất: bạn nhớ bấm vào Save Changes để lưu lại các thay đổi!
11. TutorialsTài liệu để sử dụng và tham khảo tối ưu cho WP Rocket
Bạn mới sử dụng lần đầu và muốn tham khảo video các video từ chính những nhà phát triển? Ngay tại phần Tutorials dưới cùng trong phần giao diện của plugin, bạn có thể dễ dàng thao tác thông qua theo dõi video.
Những câu hỏi thường gặp
*Cache là gì?
Cache (bộ nhớ đệm) là khu vực lưu trữ dữ liệu tạm thời của một thiết bị để người dùng có thể truy cập nhanh vào những lần truy cập sau.
*Tại sao nên dùng Plugin cache cho WordPress?
Theo Google/SOASTA Research: 47% người dùng muốn trang web load dưới 2 giây và 40% sẽ bỏ đi nếu mất trên 3 giây để load, 44% người dùng sẽ than phiền về tốc độ website với bạn bè. Cứ 1 giây tăng lên trong load-time sẽ giảm 16% độ hài lòng của người dùng. Vậy nên việc sử dụng plugin cache để tăng tốc độ tải của web là hết sức cần thiết.
*Lợi ích khi sử dụng Plugin cache?
Sử dụng Plugin cache, website sẽ giảm tải trên Hosting WordPress. Rút ngắn thời gian tải trang sẽ:
- Tăng trải nghiệm người dùng.
- Tăng tương tác, tăng tỉ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu.
- Tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ hoạt động của thiết bị.
- Giảm lượng dữ liệu cần xử lý trong quá trình sử dụng, giảm gánh nặng cho server.
- Đáp ứng nhu cầu truy cập lớn (gấp 3-4 lần các gói hosting thông thường không có cache).
- Mang lại thứ hạng SEO cao.
- Các Plugin này rất hữu ích, dễ hiểu và dễ dàng cài đặt.
- Ngoài khả năng tạo cache, plugin còn hỗ trợ nhiều tính năng hữu ích khác giúp người dùng tối ưu tài nguyên một cách tốt hơn.
*Sử dụng WP Rocket có ưu điểm gì?
- Dễ sử dụng, thân thiện với người không có chuyên môn kỹ thuật cao hoặc người mới bắt đầu.
- Hoạt động dựa trên 2 kỹ thuật chính là page cache và browser cache.
- Thao tác tải trước cache, tải trước sitemap nhanh gọn chỉ bằng một cú click chuột.
- Tối ưu CSS, HTML và Javascript, nén file HTML tĩnh, Cache trình duyệt, tùy chọn chỉ lưu cache với các trang có HTTP,…
- Lazyload cho hình ảnh, giảm số request bạn gửi đến server, vừa giúp cho server giảm tải, vừa giúp cho website của bạn load nhanh hơn.
- Tự động phát hiện Yoast SEO, Jetpack và các sơ đồ trang web khác.
- Nhiều tính năng tùy chọn khác hỗ trợ cải thiện hiệu suất website.
Kết Luận
Trong số tất cả các plugin cache, WP Rocket là nhanh nhất và thân thiện hơn với người dùng. Tôi thực sự khuyên bạn nên sử dụng nó nếu bạn mới bắt đầu hoặc là một người đam mê WordPress.
Nó không yêu cầu khó thiết lập cấu hình, vì vậy bạn sẽ không phải mất hàng giờ theo cách thủ công để thiết lập tốt nhất. Nó thực hiện hầu hết các phần tự động.
Hãy bắt đầu ngay – chúc bạn thành công!